Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đường chính là bước cần thiết để lựa chọn cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả nhất.
Phân Loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại chính:
– Đái tháo đường type I: Là những trường hợp bệnh nhân không sản xuất đủ hoặc mất khả năng sản xuất insulin.
– Đái tháo đường type II: Cơ thể vẫn tạo ra đủ insulin nhưng không được sử dụng hiệu quả.
– Đái tháo đường thai kỳ: Là những trường hợp phụ nữ bị đái tháo đường trong thời gian mang thai. Thông thường, bệnh sẽ hết sau khi sinh con.
– Tiền đái tháo đường: Là những trường hợp bệnh nhân có chỉ số đường huyết tăng cao hơn mức bình thường, nhưng chỉ số này lại không cao như những bệnh nhân mắc đái tháo đường.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
• Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
• Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều
• Sụt cân không rõ nguyên nhân
• Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi…
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:
• Buồn nôn hoặc nôn mửa
• Mờ mắt
• Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
• Nhiễm nấm men hoặc nấm candida
• Khô miệng
• Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
• Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo…
Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường gồm:
– Mạch máu: Việc tăng glucose máu kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu. Nếu tổn thương ở mạch máu lớn có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi. Tổn thương ở mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan như thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây suy thận mãn dẫn đến nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hay phải ghép thận, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, dị cảm ở 2 chi dưới…
– Hô hấp: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phổi và viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn.
– Tiêu hóa: Người bệnh có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
– Da: Bệnh nhân có thể thấy ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng, xuất hiện u màu vàng gây ngứa ở gan bàn chân, bàn tay, mông, viêm mủ da…
– Bệnh Alzheimer: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.
Một số biến chứng sản phụ có thể gặp nếu bị tiểu đường thai kỳ gồm:
– Sản phụ có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp, và tiến triển thành bệnh tiểu đường (phổ biến là tiểu đường tuýp 2) khi về già.
– Thai nhi có nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi, đồng thời có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 về sau. Nếu sản phụ không được điều trị đúng cách và hiệu quả trong suốt thời gian mang thai, thai nhi có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, hiện nay Bệnh Viện Đa Khoa Lê Ngọc Tùng đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ khám và sàng lọc bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng, phân loại chính xác type tiểu đường, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn chi tiết hơn về bệnh tiểu đường, kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe theo dõi định kỳ…, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Đăng ký trực tuyến qua trang web: https://bvlengoctung.com/dat-lich-kham/
Hotline Bệnh viện: 1900 561 510
Hotline khoa Sản: 097 3235 233