Chạy thận nhân tạo (hemodialysis), hay còn gọi là lọc thận nhân tạo, là quá trình sử dụng hệ thống máy móc và thiết bị y khoa chuyên dụng để thay thận thực hiện chức năng lọc máu, đào thải độc tố dư thừa (ure, creatinin, axit uric,…) và điều chỉnh cân bằng pH nội môi trong cơ thể, khi thận không còn đủ khả năng để hoạt động hiệu quả.
Lợi ích của phương pháp chạy thận nhân tạo:
• Thay thế chức năng thận: giúp thay thế chức năng lọc máu tự nhiên của thận, hỗ trợ cơ thể loại bỏ cặn bã, độc tố và lượng nước dư thừa
• Cân bằng điện giải & cải thiện chất lượng sống: giúp cơ thể kiểm soát cân bằng natri, kali và phốt pho; từ đó, hỗ trợ ngăn chặn các triệu chứng liên quan đến rối loạn điện giải, chẳng hạn như: mệt mỏi, nôn mửa, đau đầu, loãng xương, rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng
• Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Có đến 40% bệnh nhân suy thận tử vong do mắc các biến chứng liên quan đến tim. Tuy nhiên, bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường xuyên hơn có thể giảm 17% số lần nhập viện liên quan đến tim so với những người chỉ lọc máu 3 lần / tuần
• Kéo dài thời gian sống còn: Một khi bị suy thận, người bệnh chỉ có thể sống thêm được từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo giúp người bệnh thay thế chức năng thận, giúp kéo dài thời gian sống còn lại của người bệnh thêm ít nhất từ 5 – 10 năm.Một số ít trường hợp, người bệnh suy thận có thể sống từ 10 – 30 năm khi được chạy thận nhân tạo thường xuyên.
• Cầu nối đến ghép thận: Đối với một số bệnh nhân suy thận, chạy thận nhân tạo có thể là cầu nối quan trọng giúp người bệnh duy trì sự sống trong khi chờ ghép thận – một giải pháp điều trị suy thận mang lại hiệu quả lâu dài hơn…
Những điều bạn cần biết khi chạy thận nhân tạo:
• Chế độ ăn uống: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần phải tuân theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt để kiểm soát lượng kali, natri, và Photpho trong máu. Thực đơn cần phải hạn chế muối, đồ ăn chế biến sẵn, và các thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây…
• Uống nước đúng cách: Bệnh nhân cần hạn chế lượng nước uống hàng ngày để tránh quá tải dịch trong cơ thể, gây áp lực cho tim và phổi
• Chăm sóc vùng đặt catheter: Vệ sinh đúng cách và thay băng định kỳ để phòng tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân nên kiểm tra vùng đặt catheter hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, và đau
• Theo dõi sức khỏe định kỳ: Ngoài việc lọc máu, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra chức năng tim, phổi và các bộ phận khác để đảm bảo không xảy ra biến chứng…
Tại bệnh viện đa khoa Lê Ngọc Tùng được trang bị cơ cở vật chất khang trang cùng trang thiết bị hiện đại, khoa thận nhân tạo đã và đang trở thành địa chỉ chạy thận uy tín cho người bệnh trong và ngoài tỉnh Tây Ninh.
Để đặt lịch thăm khám hoặc tư vấn chi tiết về dịch vụ chạy thận, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Đăng ký trực tuyến qua trang web: https://bvlengoctung.com/dat-lich-kham/
Hotline Bệnh viện: 1900 561 510
Hotline khoa Khám bệnh: 0888 29 57 59