

1. Môi Trường Lao Động: Những công việc đòi hỏi sử dụng tay nhiều, như thợ hàn, thợ máy, thợ đan thêu, vẽ, hay công việc nội trợ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Bệnh Lý Liên Quan: Các bệnh như viêm khớp, gout, đái tháo đường có thể là yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh.
3. Giới Tính Và Độ Tuổi: Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới từ 2-6 lần, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 40-60 tuổi.

Ngón tay cò súng có thể xuất hiện ở bất kỳ ngón tay nào và có thể ảnh hưởng đến nhiều ngón tay cùng lúc. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp:
• Khó cử động: Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gập, và cần sự trợ giúp để kéo thẳng lại.
• Đau và sưng: Đau tăng lên khi vận động ngón tay, đặc biệt là ở vùng gân. Có thể có sưng nhẹ quanh khớp.
• Tiếng bật: Cảm giác bật hoặc nghe thấy âm thanh khi cử động ngón tay.
• Đặc điểm theo độ tuổi: Người lớn thường bị ngón giữa, trong khi trẻ em dễ gặp phải ngón tay cò súng ở ngón cái.

+ Cấp độ 1: Đau ở mặt lòng và khó chịu tại gân gấp ngón tay
+ Cấp độ 2: Xuất hiện triệu chứng vướng ngón tay, khó di chuyển
+ Cấp độ 3: Ngón tay bị khóa, chỉ có thể cử động thụ động
+ Cấp độ 4: Ngón tay bị khóa cố định, không thể cử động.

• Nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu: Giảm thiểu việc sử dụng ngón tay và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại bệnh viện Lê Ngọc Tùng.
• Mang nẹp: Để giữ ngón tay ở thế trung tính, giúp giảm bớt căng thẳng và viêm.
• Phẫu thuật: Đối với các trường hợp cấp độ 3 và 4, phẫu thuật đơn giản có thể giúp giải quyết tình trạng ngón tay cò súng, phục hồi chức năng hoàn toàn…

————————-
Liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa Khoa Lê Ngọc Tùng để biết thêm thông tin chi tiết.

