Search

Thời Gian Vàng Cấp Cứu Đột Quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não không được cung cấp máu do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người không phát hiện được chứng đột quỵ, khiến thời […]

...

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não không được cung cấp máu do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người không phát hiện được chứng đột quỵ, khiến thời gian điều trị bị chậm trễ, dẫn đến tàn tật, rơi vào hôn mê sâu, thậm chí là tử vong. Thời gian càng lâu, biến chứng của đột quỵ sẽ càng nặng nề.
🔰 Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ?
✨ Đối với trường hợp thiếu máu não

  • Khi khởi phát cơn đột quỵ đến 4,5 hoặc 6 giờ đầu là thời gian “vàng” để cấp cứu.
  • Trong vòng 4,5 giờ là áp dụng cho phương pháp sử dụng thuốc tan máu đông bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA.
  • Trong vòng 6 giờ là áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Qua cột mốc 6 giờ, người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong do mạch máu không được khai thông kịp thời.
    ✨ Đối với trường hợp xuất huyết não thì cấp cứu càng sớm càng tốt trong 03 giờ đầu tiên.
    🔰 Để nhận biết đột quỵ F.A.S.T
  • F (Face)- Biểu hiện trên mặt: Một bên khuôn mặt trở nên chảy xệ hoặc mắt bị sụp xuống. Khi cười, miệng người bệnh có thể méo qua một bên, hai bên mặt trở nên mất cân đối.
  • A (Arm)- Cánh tay: Một bên cánh tay hoặc chân bị tê mỏi và yếu hơn bên kia, khó giữ thăng bằng.
  • S (Speech)- Lời nói: Không mở được miệng, môi lưỡi tê cứng hoặc khó mở miệng. Hãy nói bệnh nhân nói một câu xem có không nói được, nói lắp hoặc bị mất chữ so với lúc bình thường hay không.
  • T (Time) – Thời gian: Tận dụng thời gian vàng đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất
    🔰 Một số triệu chứng đột quỵ khác ngoài F.A.S.T có thể bao gồm:
  • Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt hoặc cả hai mắt;
  • Bị lú lẫn đột ngột, ví dụ đang nói chuyện đột nhiên thấy khó khăn khi nói hoặc hiểu ngôn ngữ;
  • Chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội một cách đột ngột;
  • Cảm thấy mệt mỏi khắp cơ thể;
  • Khó đi lại;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa…
    🔰 Đơn vị Đột Quỵ tại bệnh viện đa khoa Lê Ngọc Tùng
  • Đội ngũ ekip và xe cấp cứu cứu vận chuyển chuyên nghiệp phục vụ 24/7
  • Đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong cấp cứu đột quỵ và thực hiện đầy đủ kỹ thuật điều trị nội khoa tích cực, thuốc tiêu sợi huyết rTPA, can thiệp ngoại khoa mạch máu, sọ não.
    👉 Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe, trong đó có tầm soát, cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Lê Ngọc Tùng, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

📞 Hotline Bệnh viện: 1900 561 510
📞 Hotline khoa Sản: 097 3235 233
BỆNH VIỆN ĐKTN LÊ NGỌC TÙNG
🏥 Địa chỉ: 500 – CMT8 – Kp3 – P3 – Tp Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh
☎ Tổng đài Bệnh viện: 02763 797999 – 1900 561 510
📞 Hotline Cấp cứu: 0888 795 259
📞 Hotline khoa Khám bệnh: 0888 29 57 59
📞 Hotline khoa Sản: 097 3235 233
📞 Hotline khoa Hậu sản: 0916 668 170
📞 Hotline Khoa Nhi: 055 979 5115
🌟 Zalo: Zalo.me/2843656281246234453
🇻🇳Fanpage: https://www.facebook.com/benhviendakhoalengoctung
🇰🇭Fanpage: https://www.facebook.com/lengoctunghospital.cambodia

Tin tức liên quan